Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Sau đây là một số điều cần lưu ý về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất dành cho các bệnh nhân ung thư dạ dày.

1. Về chế độ ăn uống

Trong và sau quá trình điều trị ung thư dạ dày, người bệnh có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi ăn uống. Các phương pháp điều trị có khả năng gây ra những thay đổi về vị giác, ảnh hưởng tới thói quen ăn uống và hấp thụ chất dinh dưỡng của bệnh nhân. Một vài trường hợp có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, chán ăn, sụt cân không mong muốn.

che-do-an-uong-cho-benh-nhan-dieu-tri-hoa-tri

Người bệnh nên ăn ít và chia thành nhiều bữa.

Trong thời gian điều trị

Tất cả những triệu chứng phụ nêu trên sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên để hạn chế các tác dụng phụ gây khó chịu, người bệnh nên ăn những món mình thích nhất, luôn có sẵn thức ăn để ăn ngay khi cảm thấy thèm. Tốt nhất nên chia thành nhiều bữa trong ngày (2 – 3 tiếng/lần) thay vì ăn ba bữa chính. Người bệnh có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ điều trị và các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng thực tế.

Sau thời gian điều trị

Nếu một phần hoặc toàn bộ dạ dày đã bị cắt bỏ, lượng thức ăn nạp vào phải ít hơn rất nhiều so với trước đây, chỉ có tăng số lượng bữa ăn mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Do đó ở giai đoạn này người bệnh nên ăn ít và chia thành nhiều bữa.

Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, đổ mồ hôi, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mắt sau khi ăn. Đây là những biểu hiện lâm sàng của hội chứng Dumping (hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng), xảy ra khi các phần chưa được tiêu hóa trong dạ dày “đổ” xuống dạ dày quá nhanh. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần theo thời gian.

Trong một vài trường hợp, để đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, người bệnh sẽ được truyền dinh dưỡng qua đường ruột (thông một ống xông vào dạ dày  hay ruột). Các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể dưới dạng lỏng, bao gồm nước, chất đạm (protein), chất béo, tinh bột (carbohydrate), vitamin, và/hoặc các khoáng chất .

2. Nghỉ ngơi và tập thể dục

the-duc

Các bài tập thể dục với cường độ nhẹ nhàng có thể làm giảm mệt mỏi và cải thiện sức khỏe cho tinh thần cho người bệnh.

Mệt mỏi là tình trạng phổ biến trong và sau khi điều trị ung thư. Các bài tập thể dục với cường độ nhẹ nhàng có thể làm giảm mệt mỏi và cải thiện sức khỏe cho tinh thần cho người bệnh. Tuy nhiên nếu cảm thấy quá mệt mỏi, bệnh nhân nên cân bằng các hoạt động thể chất với việc nghỉ ngơi.

Tập thể dục đều đặn rất tốt cho hệ tim mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp. Cùng với một chế độ ăn uống lành mạnh, việc tập thể dục còn giúp duy trì cân nặng hợp lý.

Về lâu dài, hoạt động thể chất thường xuyên có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư.

3. Hạn chế rủi ro ung thư dạ dày tái phát

rau-cu

Các chất dinh dưỡng có trong rau củ, trái cây đã được chứng minh ở nhiều nghiên cứu là có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

Để giảm rủi ro tái phát ung thư dạ dày, người bệnh nên ăn nhiều rau quả và trái cây. Các chất dinh dưỡng có trong rau củ, trái cây đã được chứng minh ở nhiều nghiên cứu là có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Đồng thời bệnh nhân cũng không nên hút thuốc lá, do sử dụng thuốc lá có liên quan tới nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.

Để được tư vấn về ung thư, hay đặt lịch khám và điều trị, bạn vui lòng đặt lịch qua đường dây nóng tư vấn ung thư: 0907245888 hoặc liên hệ trực tiếp qua địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.

Bnh vin Đa khoa Quc tế Thu Cúc

Khoa Ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore

286 Thy Khuê, Qun Tây H, Hà Ni

ĐT: 0907.245.888

Email: scc@thucuchospital.vn