Xét nghiệm máu là một trong những thủ tục quan trọng cung cấp các chỉ số giúp chẩn đoán và phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có ung thư. Tuy nhiên, vai trò cụ thể của nó như thế nào? Liệu có giúp phát hiện sớm được ung thư hay không?
Hoang mang vì chỉ số dấu ấn ung thư tăng cao

Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư là một trong những xét nghiệm giúp phát hiện ung thư.
Cách đây 2 tuần, anh Lê Văn T – 40 tuổi, Hà Nam đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để khám tầm soát ung thư gan. Sau khi có kết quả xét nghiệm máu, anh vô cùng hoang mang khi thấy chỉ số AFP, mà theo anh được biết chỉ số này có liên quan đến ung thư gan. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Văn Khai – Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc: chưa thể kết luận ung thư nếu chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư. Xét nghiệm máu chỉ là bước đầu trong quy trình tầm soát ung thư, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm khác, chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết, vv… mới có thể kết luận chính xác. Như trường hợp của anh T nói trên, sau khi có đầy đủ kết quả các xét nghiệm viêm gan B, xét đánh giá chức năng gan, thận, siêu âm ổ bụng, vv… bác sĩ phát hiện, người bệnh bị viêm gan B, chức năng gan kém, mỡ máu, vv… chứ không bị ung thư gan. Bác sĩ Khai cũng giải thích thêm, chỉ số AFP không chỉ tăng ở người bị ung thư gan, mà cũng có thể tăng ở người bị viêm gan.
Vậy xét nghiệm dấu ấn ung thư là gì, có vai trò như thế nào trong chẩn đoán ung thư?
Theo các bác sĩ, xét nghiệm máu để phát hiện ung thư là xét nghiệm miễn dịch, dựa trên sinh hóa để đo lường sự hiện diện, hoặc nồng độ của các chất chỉ điểm khối u trong máu, nước tiểu, hoặc các mô cơ thể. Mức độ cao của một chất chỉ điểm khối u có thể chỉ ra ung thư. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư có thể sử dụng với mục đích:
- Tầm soát các bệnh ung thư phổ biến: Ví dụ xét nghiệm miễn dịch PSA được sử dụng trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, vv…
- Giám sát sau điều trị, phát hiện tái phát: Chẳng hạn như mức AFP tăng lên sau điều trị cho thấy ung thư gan có thể đã tái phát, nếu mức độ giảm cho thấy điều trị có hiệu quả.
- Chẩn đoán của các loại khối u cụ thể, đặc biệt là trong các khối u não nhất định và các trường hợp khác, nơi mà sinh thiết là không thực hiện được.
- Đánh giá tiên lượng bệnh và lên kế hoạch điều trị.
Các xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán ung thư hay sử dụng:
Alpha fetoprotein (AFP): u tế bào mầm, ung thư biểu mô tế bào gan
Kháng nguyên CEA: ung thư đại trực tràng, ung thư vú, phổi, dạ dày, tụy, bàng quang, thận, tuyến giáp, đầu và cổ, cổ tử cung, buồng trứng, gan, u lympho, u ác tính
CA15-3: ung thư vú
CA27-29: ung thư vú
CA19-9: Chủ yếu là ung thư tuyến tụy, nhưng cũng có thể giúp phát hiện ung thư đại trực tràng và các loại ung thư đường tiêu hóa khác.
CA-125: Chủ yếu là ung thư buồng trứng , nhưng cũng có thể tăng lên trong trường hợp thư nội mạc tử cung, ung thư ống dẫn trứng, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đường tiêu hóa.
Kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA): phát hiện tuyến tiền liệt
Xét nghiệm miễn dịch không phải lúc nào cũng chính xác
Cũng như với các xét nghiệm chẩn đoán khác, xét nghiệm miễn dịch tìm dấu ấn ung thư có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố:
Có thể cho kết quả âm tính giả: Nghĩa là những người bị ung thư, ung thư tái phát hay tiến triển nhưng xét nghiệm các dấu ấn này không tăng.
Kết quả xét nghiệm dương tính giả: tức là người không bị ung thư, nhưng các chỉ số này lại tăng, như trường hợp anh T ở trên.

Xét nghiệm dấu ấn ung thư tăng hơn mức bình thường không hoàn toàn có nghĩa là bạn mắc ung thư.
Những chất chỉ điểm ung thư trên không đặc hiệu do có nhiều tình trạng khác cũng làm tăng nồng độ các chất này trong máu như: chỉ số AFP có thể tăng ở phụ nữ có thai hoặc những bệnh nhân viêm gan, xơ gan, gan nhiễm độc. CA 125 có thể tăng ở phụ nữ đang trong tuần nguyệt san hoặc bị các bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu… Ngược lại, trong nhiều trường hợp bệnh nhân mắc ung thư nhưng các chất chỉ điểm ung thư lại có nồng độ ở trong ngưỡng cho phép.
Các xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán ung thư
Để chẩn đoán ung thư chính xác, bên cạnh xét nghiệm máu, cần dựa vào các chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, sinh thiết.
- Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, vv… có thể cho thấy hình ảnh chi tiết bên trong các cơ quan trong cơ thể, hình ảnh khối u, kích thước khối u, và vị trí di căn.
- Thăm dò chức năng: Nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, trực tràng, vv… cho phép bác sĩ phát hiện các bất thường, ung thư trong cơ thể. Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện bất thường nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể làm thủ tục sinh thiết đồng thời. Nội soi đóng một vai trò to lớn trong chẩn đoán các ung thư: đầu ; mặt ; cổ ; ung thư đường tiêu hóa: thực quản, dạ dày, đại trực tràng và ung thư phổi – phế quản.

Nội soi dạ dày qua đường mũi là phương pháp mới được áp dụng tại Bệnh viện Thu Cúc.
- Chẩn đoán y học hạt nhân : phương pháp này bao gồm : ghi hình phóng xạ, chụp xạ hình, phương pháp chụp xạ hình cắt lớp điện toán nhằm chẩn đoán ung thư, xác định giai đoạn bệnh, đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.
- Các xét nghiệm khác: xét nghiệm sinh hóa (PAP, HPV : phát hiện bất thường ở cổ tử cung), xét nghiệm nước tiểu, tìm máu trong phân…
- Sinh thiết: sau khi một loạt các xét nghiệm, chẩn đoán và đã xác định được khối u, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện sinh thiết để kết luận về ung thư. Sinh thiết là một thủ tục trong đó các bác sĩ loại bỏ một mẫu mô sau đó quan sát dưới kính hiển vi.
Như vậy, bên cạnh xét nghiệm máu, cần phải có các xét nghiệm khác, các thủ thuật chẩn đoán hình ảnh, thăm dò, sinh thiết mới có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Nhằm giúp phát hiện sớm ung thư, tăng cơ hội điều trị, Bệnh viện Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng nhiều gói tầm soát ung thư với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết như : xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, sinh thiết, vv… Các gói khám được xây dựng dành riêng cho nam và nữ, cho độ tuổi dưới 40 và trên 40, cho những người có nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau… Xem thêm Tại đây
Để được tư vấn và đặt lịch các gói tầm soát ung thư, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây:
Khoa Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Đặt khám tầm soát ung thư: 1900 55 88 96/ Hotline: 0904.970.909
Tư vấn điều trị với bác sĩ Singapore: 0907.245.888
Email: scc@thucuchospital.vn
Website: ungbuouvietnam.com