Có lẽ bạn không biết rằng: thói quen sống và chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta có ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển bệnh ung thư. Theo đó, làm quen với những thói quen tốt, có thể giúp chúng ta phòng ngừa bệnh ung thư.

Dưới đây là 10 thói quen sống có thể giúp phòng bệnh ung thư.

1. Không hút thuốc lá

khong-hut-thuoc

Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của ung thư phổi. Thuốc lá hết hợp uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, thanh quản và ung thư thực quản. Do vậy, không tập hút thuốc lá, ngừng hút thuốc là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất giúp phòng ngừa ung thư.

2. Cho con bú

Cho con bú có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Cho con bú có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh.

3. Giữ một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
phong-ngua-ung-thu

Tình trạng thừa cân hoặc béo phì có thể tăng 20 phần trăm nguy cơ tử vong liên quan tới ung thư. Những người thừa cân và béo phì là những người có chỉ số BMI 25 hoặc lớn hơn. Để giảm nguy cơ ung thư, bạn nên tăng hoạt động thể chất, hạn chế thức ăn giàu Calo, thực phẩm nhiều chất béo, đường, vv…

4. Tăng cường hoạt động thể chất

EF2087

Hoạt động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ ung thư như vú, ruột kết, nội mạc tử cung, tuyến tiền liệt và tuyến tụy. Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ, bơi, vv… thay vì ngồi xem tivi, máy tính, vv…
Tăng hoạt động hàng ngày cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, loãng xương và bệnh cao huyết áp.

5. Hạn chế rượu bia

phong-ngua-ung-thu-1

Uống rượu có liên quan với nguy cơ gia tăng bệnh ung thư đầu và cổ, cũng như gan, đại trực tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tụy. Nam giới không nên uống quá 2 ly mỗi ngày, và nữ giới không nên quá 1 ly.

6. Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ có thể gây ra những thay đổi trong kích thích tố và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Những thay đổi này có thể dẫn tới sự phá vỡ nhịp sinh học và gây ung thư cho con người. Những người thường xuyên làm ca đêm, thay đổi nội tiết tố trong melatonin dẫn tới nguy cơ mắc một số loại ung thư. Để giảm nguy cơ ung thư, bạn nên ngủ 7-9h mỗi ngày.

Thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ có thể gây ra những thay đổi trong kích thích tố và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Những thay đổi này có thể dẫn tới sự phá vỡ nhịp sinh học và gây ung thư cho con người. Những người thường xuyên làm ca đêm, thay đổi nội tiết tố trong melatonin dẫn tới nguy cơ mắc một số loại ung thư. Để giảm nguy cơ ung thư, bạn nên ngủ 7-9h mỗi ngày.

7. Quản lý stress

phong-ngua-ung-thu-3

Người bị căng thẳng có thể hình thành một số thói quen xấu như hút thuốc quá nhiều, ăn nhiều, uống nhiều rượu – những lối sống này đều tăng nguy cơ phát triển ung thư. Để giảm stress bạn có thể gặp bác sĩ để tư vấn điều trị, thiền, hít thở, tập thể dục, vv…

8. Ăn nhiều rau xanh

Rau xanh giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, không chỉ cho một cơ thể khỏe mạnh mà còn có tác dụng phòng và chữa bệnh ung thư. Vì vậy, bạn nên tăng cường ăn các loại rau xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Rau xanh giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, không chỉ cho một cơ thể khỏe mạnh mà còn có tác dụng phòng và chữa bệnh ung thư. Vì vậy, bạn nên tăng cường ăn các loại rau xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày.

9. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt

ngu-coc-nguyen-hat

Giống như trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, và có hàm lượng Calo thấp, giúp phòng chống bệnh ung thư.

10. Ăn nhiều trái cây

Assorted fruit

Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ. Trái cây có thể sử dụng hàng ngày dưới dạng nước ép, sinh tố giúp tăng lượng vi chất dinh dưỡng. Trái cây và rau quả cũng giúp duy trì cân nặng hợp lý, đóng vai trò trong việc phòng chống ung thư. vào một nửa đĩa của bạn với những lựa chọn trong mỗi bữa ăn.