Ung thư dạ dày là bệnh ung thư, trong đó các tế bào ác tính hình thành trong dạ dày – một phần của hệ thống tiêu hóa, có vai trò xử lý các chất dinh dưỡng (vitamin , khoáng chất, carbohydrate, chất béo, protein, và nước) và giúp thải những cặn bã ra khỏi cơ thể. Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới. Biết các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chúng ta sẽ có cách phòng bệnh ung thư dạ dày, từ đó giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, bao gồm:
Một số điều kiện y tế nhất định
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)
- Chuyển sản ruột (một tình trạng mà trong đó các tế bào lót dạ dày được thay thế bởi các tế bào lót ruột ).
- Viêm teo dạ dày mãn tính (niêm mạc dạ dày mỏng gây ra do viêm dạ dày kéo dài)
- Thiếu máu ác tính (một loại thiếu máu do thiếu vitamin B12).
- Polyp dạ dày
Một số điều kiện di truyền nhất định
- Có người thân đã bị ung thư dạ dày.
- Nhóm máu A
- Hội chứng Li-Fraumeni
- Đa polyp có tính gia đình (FAP).
- Ung thư đại trực tràng không đa polyp di truyền (HNPCC; hội chứng Lynch).
Chế độ ăn uống
Nguy cơ ung thư dạ dày có thể được tăng lên ở những người:
- Ăn ít trái cây và rau củ
- Chế độ ăn nhiều thực phẩm muối hoặc hun khói.
- Ăn các loại thực phẩm chưa được chế biến hoặc bảo quản đúng cách
Nguyên nhân môi trường
- Tiếp xúc với bức xạ
- Làm việc trong ngành công nghiệp cao su và than đá.
- Nguy cơ ung thư dạ dày tăng lên ở những người đến từ các quốc gia mà bệnh ung thư dạ dày phổ biến như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Cách phòng bệnh ung thư dạ dày
Ngừng hút thuốc lá: Nghiên cứu cho thấy rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ngừng hút thuốc hoặc không hút thuốc lá làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Điều trị nhiễm Helicobacter pylori: Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) mạn tính có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Khi vi khuẩn H. pylori gây bệnh dạ dày, dạ dày có thể trở nên bị viêm và gây ra những thay đổi trong các tế bào lót dạ dày. Theo thời gian, các tế bào trở nên bất thường và có thể trở thành ung thư.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau củ có nhiều vitamin C và beta carotene có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các loại ngũ cốc nguyên hạt, carotenoid, trà xanh, và các chất có trong tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Nghiên cứu cho thấy rằng ăn một chế độ ăn uống với nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Do đó, chúng ta cần hạn chế muối trong các thực phẩm hàng ngày.
Thăm khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám sức khỏe định kỳ là một trong những việc làm cần thiết đối với tất cả chúng ta, giúp phát hiện các bất thường về sức khỏe và điều trị kịp thời. Đối với những người có các yếu tố nguy cơ cao phát triển ung thư dạ dày cần lưu ý nên thăm khám tầm soát ung thư dạ dày theo lời khuyên của bác sĩ. Hiện nay, Bệnh viện Thu Cúc cung cấp nhiều gói tầm soát ung thư theo từng bệnh riêng lẻ, phù hợp với nhu cầu của mỗi người, trong đó có tầm soát ung thư dạ dày.
Để tìm hiểu thêm về Gói tầm soát ung thư dạ dày, vui lòng liên ệ 0907.245.888/ hoặc 0904.970.909 để được tư vấn.
Bài viết liên quan
- Cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị y tế hiện đại
- Các bác sĩ giỏi chuyên khoa Ung bướu trực tiếp khám
- Tư vấn điều trị ung thư với các bác sĩ hàng đầu Singapore
- Thanh toán BHYT theo quy định của Nhà nước. Quy trình khám bệnh và điều trị khép kín, tiết kiệm thời gian
- Thuốc điều trị ung thư được nhập khẩu chính hãng, giảm tối đa tác dụng phụ
Bác sĩ tư vấn 24/7: