Cách chữa ung thư tuyến tụy như thế nào phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí của khối u và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy thường được áp dụng nhiều hiện nay là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị trúng đích.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong các phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy. Mục tiêu của phẫu thuật là nhằm loại bỏ tối đa khối u ra khỏi cơ thể. Tùy vào vị trí của khối u trên tuyến tụy mà bác sĩ sẽ chỉ định các thủ tục phẫu thuật khác nhau cho bệnh nhân.

Ung thư tuyến tụy được gọi là “sát thủ thầm lặng” bởi ung thư tấn công cơ thể và phát triển rất lặng lẽ cho tới những giai đoạn cuối mới gây ra triệu chứng.
- Phẫu thuật khối u trong đầu tụy: Nếu khối u nằm trong đầu của tuyến tụy và chưa xâm lấn đến các cơ quan khác, bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật Whipple: cắt bỏ đầu tụy ngang tĩnh mạch cửa, cắt bỏ túi mật và ống gan chung, cắt bỏ tá tràng sau đó nối lại lưu thông giữa tụy ruột non, ống gan chung ruột non và dạ dày ruột non để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên khả năng loại bỏ hoàn toàn khối u ở thủ thuật này chỉ khoảng 30 – 40%. Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh là 10 – 20%. Ngoài ra, nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng sau phẫu thuật cũng khá cao.
- Phẫu thuật khối u trong thân và đuôi tụy: Thường được chỉ định khi khối u đã di căn đến ổ bụng hoặc các cơ quan xa. Trong đó, bác sĩ loại bỏ phần đuôi hoặc phần đuôi kèm theo một phần thân tụy, trong quá trình phẫu thuật lá lách cũng có thể được loại bỏ nếu có ung thư lan đến. Trong thủ thuật này, tỷ lệ cắt bỏ hoàn toàn khối u chỉ khoảng 10%, tỷ lệ sống sau 5 năm là 8 – 14%, nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng sau phẫu thuật cũng cao như với phẫu thuật khối u ở đầu tuyến tụy.
Xạ trị

Bệnh nhân được chỉ định xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật để bổ trợ cho phẫu thuật.
Xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư bằng tia năng lượng cao hoặc chất phóng xạ. Thông thường, bệnh nhân được chỉ định xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật để bổ trợ cho phẫu thuật. Trong trường hợp bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn hoặc khối u không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định xạ trị kết hợp hóa trị để điều trị cho người bệnh.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư bằng các loại thuốc tiêm qua tĩnh mạch hoặc uống. Hóa trị thường được sử dụng trong trường hợp ung thư tuyến tụy đã di căn đến các cơ quan khác của cơ thể, có thể kết hợp với xạ trị. Ngoài ra, hóa trị cũng được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư có thể còn lại và giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Điều trị trúng đích

Ở giai đoạn muộn, điều trị trúng đích thường được thực hiện kết hợp với hóa trị để nâng cao hiệu quả điều trị.
Phương pháp điều trị trúng đích (điều trị nhắm mục tiêu) cũng dùng các loại thuốc để điều trị ung thư tương tự như hóa trị. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nhằm tấn công các tế bào ung thư và không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành khác, do đó giảm đáng kể các tác dụng phụ cho người bệnh. Ở giai đoạn muộn, điều trị trúng đích thường được thực hiện kết hợp với hóa trị để nâng cao hiệu quả điều trị.
Để được tư vấn về ung thư, hay đặt lịch khám và điều trị, bạn vui lòng đặt lịch qua đường dây nóng tư vấn ung thư: 0907245888.
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc





