Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị của bệnh nhân ung thư. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và ung thư và giải đáp của bác sĩ tư vấn Khoa ung bướu – Singapore, Bệnh viện Thu Cúc.
1. Rượu có làm tăng nguy cơ ung thư không?

Rượu làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư
Rượu làm tăng nguy cơ ung thư miệng, hầu họng (họng), thanh quản, thực quản, gan, vú và đại trực tràng. Nên uống không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam và 1 ly mỗi ngày với phụ nữ.
2. Chất chống oxy hóa có ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư?
Có. Chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ ung thư. Cơ thể sử dụng các hợp chất nhất định trong thực phẩm và chất hóa học trong cơ thể, được gọi là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể và chống lại tổn thương cho các mô. Nếu các mô tổn thương sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Chất chống oxy hóa bao gồm vitamin C, vitamin E, carotenoids (như beta-carotene và vitamin A), và nhiều chất phytochemical khác (chất hóa học từ thực vật). Các nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn nhiều rau và trái cây, là những nguồn giàu chất chống oxy hóa, có thể giảm nguy cơ đối với một số loại ung thư.
3. Canxi có giảm nguy cơ ung thư?
Một số nghiên cứu cho thấy thực phẩm giàu canxi giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Bổ sung một lượng canxi vừa đủ làm giảm sự tái phát của polyp đại trực tràng. Ngược lại, một lượng canxi cao liên quan với tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

ổ sung một lượng canxi vừa đủ làm giảm sự tái phát của polyp đại trực tràng.
4. Uống cà phê có gây ung thư?
Trước đây, có nhiều nghiên cứu cho rằng cà phê làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy. Tại thời điểm này, không có bằng chứng cho thấy cà phê hoặc caffeine làm tăng nguy cơ ung thư.
5. Ăn cá giúp phòng ngừa ung thư?
Cá là nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3. Các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng các axit béo có thể ngăn chặn ung thư hình thành hoặc làm ung thư chậm sự phát triển.
6. Thực phẩm biến đổi gen có gây ung thư không?
Về lý thuyết, các gen này được tạo thêm các chất có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người, hoặc có thể tạo ra các hợp chất gây ảnh hưởng sức khỏe. Mặt khác, biến đổi gen cũng có thể được sử dụng để cải thiện sức khỏe cộng đồng. Ví dụ, tăng hàm lượng folate trong thực phẩm thông qua biến đổi gen mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Không có bằng chứng cho thấy các thực phẩm biến đổi gen trên thị trường có hại cho sức khỏe con người hoặc làm tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư.
Hiện tại không có bằng chứng cho thấy các thực phẩm biến đổi gen trên thị trường có hại cho sức khỏe con người hoặc làm tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư.
7. Thực phẩm muối làm tăng nguy cơ ung thư?
Có nhiều bằng chứng cho rằng một chế độ ăn uống chứa một lượng lớn các loại thực phẩm được bảo quản bằng muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, vòm họng, ung thư cổ họng.
8. Ăn chay có thể phòng tránh ung thư?
Ăn chay có thể giúp tăng cường sức khỏe. Trong chế độ ăn chay có xu hướng ít chất béo bão hòa và nhiều chất xơ, vitamin, và chất phytochemical, và không bao gồm ăn các loại thịt đỏ và thịt chế biến, nhờ đó mà giảm nguy cơ ung thư.
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc





