Đối với bệnh nhân ung thư, đôi khi bản thân người bệnh muốn ăn nhiều để cải thiện sức khỏe chống chọi với bệnh tật nhưng không thể ăn được do tác dụng phụ của điều trị khiến chán ăn, mất vị giác, buồn nôn… Thực tế cho thấy, những bệnh nhân ung thư có tinh thần tích cực và dinh dưỡng đầy đủ có khả năng đáp ứng với điều trị tốt hơn những người bi quan và dinh dưỡng kém. Bởi vậy, giúp bệnh nhân ung thư ăn ngon miệng có thể làm tăng hiệu quả điều trị và cải thiện đáng kể sức khỏe cho người bệnh.

giup benh nhan ung thu an ngon mieng

Bệnh nhân ung thư ăn uống đầy đủ và ngon miệng sẽ giúp cải thiện sức khỏe và hồi phục nhanh hơn.

Để người bệnh ăn ngon miệng hơn, các chuyên gia khuyên rằng nên chia nhỏ bữa và ăn nhiều bữa trong ngày(khoảng 4-5 bữa) để bệnh nhân không có cảm giác quá no hoặc quá đói. Đồng thời ăn uống điều độ sẽ giúp bệnh nhân tiêu thụ được nhiều dinh dưỡng hơn, nhất là đối với bệnh nhân mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân ung thư nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, cung cấp đủ chất đạm, béo, tinh bột, rau củ tươi. Để tăng cảm giác ngon miệng, nên ăn những món mà người bệnh thích. Bên cạnh đó, không nên dùng các thức ăn quá cay, quá mặn, quá chua, quá ngọt…, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, các món xào, rán, tránh rượu và thuốc lá…

giup benh nhan ung thu an ngon mieng

Bệnh nhân ung thư nên ăn đầy đủ và đa dạng các loại thức ăn để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Đặc biệt, bệnh nhân cần chú ý trước khi truyền hóa chất khoảng 1 – 2 tiếng không nên ăn để tránh nôn, nhất là những món ăn yêu thích vì hóa trị có thể làm ảnh hưởng tới khẩu vị khiến bệnh nhân không còn yêu thích món ăn đó nữa. Trong trường hợp tình trạng buồn nôn xảy ra trong suốt thời gian điều trị, người bệnh cần báo với bác sĩ để có cách xử trí tốt nhất.

Đối với bệnh ung thư, do sức đề kháng kém nên dễ bị bội nhiễm các bệnh khác như viêm miệng, họng… đây cũng là một nguyên nhân người bệnh ăn kém. Vì vậy, người nhà bệnh nhân nên lựa chọn và chế biến thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như chuối, dưa hấu, khoai tây nghiền, mì sợi, bún phở, sữa, bột ngũ cốc hoặc nên cắt nhỏ thức ăn… Người bệnh cần vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ (khoảng 4 lần/ngày).

Ở nhiều bệnh nhân ung thư, táo bón là tác dụng phụ khá phổ biến khiến người bệnh có cảm giác đầy bụng và không muốn ăn. Để tránh tình trạng này, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau quả, uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày (nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây, nước trà không chứa caffein), đi bộ và vận động thường xuyên… Lưu ý chỉ uống thuốc chống táo bón nếu các biện pháp trên không có hiệu quả.

 

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất

Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc

Bệnh viện khách sạn chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý, chỉ từ 100.000đ
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo
Tầm soát: 0904 970 909 Điều trị: 0907 245 888
Lưu ý: BV có hỗ trợ đặt phòng cho khách hàng ở tỉnh xa, liên hệ để biết chi tiết.