Khám chẩn đoán ung thư gan bao gồm các xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết, …. Tùy thuộc vào kết quả, các bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu khác.

Những người bị viêm gan B, C, hay có tiền sử gia đình mắc ung thư gan có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
Trong giai đoạn đầu, ung thư gan có rất ít triệu chứng, đó là lý do tại sao những người có nguy cơ cao mắc ung thư gan nên sàng lọc ung thư gan thường xuyên. Hai điều kiện làm tăng nguy cơ ung thư gan là viêm gan B và viêm gan C. Cả 2 điều kiện bệnh này đều có thể dẫn tới bệnh gan mãn tính, hoặc xơ gan, và khoảng 3% bệnh nhân bị bệnh gan mãn tính sẽ phát triển ung thư gan.
Khám chẩn đoán ung thư gan cho những người có nguy cơ
Các tổ chức y tế luôn khuyến cáo những người có nguy cơ cao bị ung thư gan cần được sàng lọc bệnh ít nhất sáu tháng một lần. Những người có nguy cơ ung thư gan cao bao gồm:
- Nam, nữ 40 tuổi trở lên bị viêm gan B và xơ gan.
- Nam, nữ ở bất kỳ độ tuổi nào mắc viêm gan B và tiền sử gia đình bị ung thư gan.
- Tất cả những người bị viêm gan C
Khám chẩn đoán ung thư gan bao gồm những gì?
Siêu âm gan 6 tháng 1 lần là điểm chính trong sàng lọc ung thư gan. Qua siêu âm gan, bác sĩ sẽ quan sát được hình ảnh bên trong gan và phát hiện các khối u gan nếu có.
Bên cạnh siêu âm, gan, người bệnh cần kết hợp thực hiện xét nghiệm máu Alpha-fetoprotein (AFP). AFP là một protein thường có trong máu của bào thai. Sự hiện diện của AFP trong máu ở người trưởng thành có thể là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh ung thư nhất định, bao gồm ung thư gan.
Chỉ số AFP không phải luôn chính xác nhưng hữu ích, gợi ý ung thư gan. Nếu cả AFP trong máu đều tăng và siêu âm gan cho thấy hình ảnh một khối lượng ở gan, đó là bằng chứng cho thấy khối u gan. Ngay cả khi kết quả siêu âm bình thường, nhưng AFP tăng cao, bác sĩ vẫn chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác nhằm tìm ra ung thư gan.
Nếu bác sĩ phát hiện dấu hiệu ung thư gan, người bệnh có thể cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán chi tiết hơn bao gồm:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT). Phương pháp chẩn đoán này tạo ra hình ảnh chi tiết của các nội tạng. Người bệnh có thể cần tiêm thuốc nhuộm đặc biệt giúp tạo ra hình ảnh rõ ràng về gan.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI). Phương pháp này cho hình ảnh chi tiết hơn. Giống như CT, chụp MRI cũng cần tiêm thuốc nhuộm đặc biệt.
- Chụp động mạch. Phương pháp này cho phép các bác sĩ quan sát các mạch máu trong và xung quanh gan của bạn. Các bác sĩ chèn một ống mỏng, gọi là ống thông, vào động mạch dẫn đến gan. Họ tiêm thuốc nhuộm đặc biệt qua ống thông, bác sĩ có thể quan sát mạch máu đi đến khối u, và cũng có thể xác định được liệu khối u có thể phẫu thuật cắt bỏ hay không.Chụp động mạch đôi khi được kết hợp với MRI hoặc CT, thay vì X-quang, để có được những hình ảnh chi tiết hơn.
- Sinh thiết gan
Đôi khi sự kết hợp của việc tìm ra một khối u bằng chẩn đoán hình ảnh và một mức độ rất cao của AFP là đủ để các bác sĩ chẩn đoán ung thư gan. Mặc dù vậy, hầu hết bệnh nhân đều phải sinh thiết để xác nhận chẩn đoán. Đối với thủ tục này, bác sĩ sẽ phẫu thuật 1 phần u gan, sau đó gửi đi làm xét nghiệm, nghiên cứu dưới kính hiển vi xem có chứa tế bào ung thư hay không.
Các phương pháp sinh thiết bao gồm: sinh thiết bằng kim, sinh thiết nội soi, sinh thiết phẫu thuật.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư gan khác
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu, chẳng hạn như xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đông máu, để đánh giá chức năng gan, thận và các cơ quan khác như thế nào, giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc





