Làm thế nào để sống khỏe mạnh, không bị tái phát bệnh là trăn trở của tất cả những người đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần mang tên “ung thư”. Bằng chứng cho thấy rằng việc thay đổi lối sống tích cực trong và sau khi điều trị ung thư có thể giúp ngăn ngừa sự tái phát hoặc phát triển bệnh ung thư thứ hai.
Nhiều người bệnh ung thư sau khi điều trị gặp phải các vấn đề mãn tính về sức khỏe bao gồm:
- Béo phì hoặc thừa cân
- Gặp các vấn đề về tim mạch, chẳng hạn như suy tim sung huyết
- Loãng xương và vỡ xương
- Huyết áp cao
- Mức cholesterol cao
- Bệnh tiểu đường
Vậy, làm sao để sống khỏe mạnh sau khi điều trị ung thư?
Ăn những thực phẩm lành mạnh
Sau điều trị ung thư, người bệnh nên cân đối lại chế độ dinh dưỡng. Hãy ăn nhiều trái cây tươi, rau quả, và thực phẩm chưa qua chế biến, ít chất béo. Các thực phẩm lành mạnh khác bao gồm: protein từ thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít chất béo, vv.. Bên cạnh đó, nên hạn chế thực phẩm chế biễn sẵn, thịt đỏ. Ăn uống lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim, huyết áp cao, béo phì và tiểu đường.
Tăng cường vận động thể chất
Tập thể dục là một phần quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh. Vận động thể chất trong và sau khi điều trị ung thư sẽ giúp:
- Giảm lo âu và mệt mỏi
- Tiếp thêm tinh thần và nghị lực, lạc quan
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
- Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh
- Tăng sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng đối phó với bệnh tật
Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn bắt đầu tập thể dục:
- Nếu bạn đã không vận động trong một thời gian dài, hãy bắt đầu với việc đi bộ 10 phút mỗi ngày và tăng dần lên.
- Tăng cường vận động trong các hoạt động hàng ngày như đi bộ đến các cửa hàng, đi bộ lên cầu thang, vv…
- Tập thể dục trong khi làm các hoạt động khác, chẳng hạn như xem tivi hoặc nghe nhạc.
- Tham gia nhóm tập thể dục hoặc rủ những người bạn, vợ (chồng) tham gia cùng
- Nếu bạn đang bị mệt mỏi do tác dụng phụ của ung thư, hãy tập thể dục khi bạn có nhiều năng lượng nhất và khỏe mạnh.
- Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục.
Lối sống lành mạnh
– Giảm lo âu, trầm cảm bởi những Stress, lo âu, trầm cảm, và sợ hãi có thể làm chậm sự phục hồi của người bệnh. Điều này cũng có thể gây ra các vấn đề như mất ngủ, đau đầu và các vấn đề dạ dày. Bạn có thể tham gia các nhóm hỗ trợ để đối phó tốt hơn với những cảm xúc này.
– Bỏ hút thuốc, và tránh khói thuốc lá. Ngay khi bị chẩn đoán ung thư, người bệnh nên dừng hút thuốc bởi không hút thuốc có thể giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa khói thuốc lá.
– Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Dùng thuốc điều trị có thể khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng. Sử dụng kem chống nắng có độ chống nắng cao, đồng thời mặc quần áo dài, mũ rộng vành để tránh nắng.
– Hãy dành thời gian để tận hưởng cuộc sống. Cùng bạn bè, người thân xem phim, đi dạo, vv… giúp tinh thần phấn chấn, giảm căng thẳng.
Tái khám định kỳ
Sau khi điều trị, người bệnh nên giữ liên hệ với đội ngũ bác sĩ để được hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời đến tái khám định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ để bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng bệnh, theo dõi và tìm kiếm dấu hiện tái phát bệnh để có cách can thiệp sớm.
Bài viết liên quan
- Cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị y tế hiện đại
- Các bác sĩ giỏi chuyên khoa Ung bướu trực tiếp khám
- Tư vấn điều trị ung thư với các bác sĩ hàng đầu Singapore
- Thanh toán BHYT theo quy định của Nhà nước. Quy trình khám bệnh và điều trị khép kín, tiết kiệm thời gian
- Thuốc điều trị ung thư được nhập khẩu chính hãng, giảm tối đa tác dụng phụ
Bác sĩ tư vấn 24/7: