Nhiễm HPV là yếu tố nguy cơ chính, có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về HPV. Dưới đây là những ngộ nhận về HPV.

HPV (papilloma virus umano)

Một số chủng HPV nguy cơ cao có thể gây ra sự thay đổi tế bào ở cổ tử cung, dẫn tới ung thư cổ tử cung.

  1. Nếu tôi sử dụng bao cao su, tôi sẽ không nhiễm HPV hay bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục khác

SỰ THỰC: Bao cao su có thể bảo vệ bạn trước hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS, nhưng lại không hoàn toàn chống lại được HPV. Bởi vì, vi rút HPV có thể lây truyền trực tiếp thông qua tiếp xúc tại vùng da không được bao phủ bởi bao cao su (như vùng bìu, hậu môn hay âm hộ).

Thực tế, rất khó để phòng ngừa HPV trừ khi bạn quyết định kiêng không hoạt động tình dục cả đời hoặc bạn chỉ có một bạn tình duy nhất và người đó cũng chưa từng có bạn tình khác. Bất kỳ ai đã từng có hoạt động tình dục đều có thể nhiễm HPV. Phần lớn những người có hoạt động tình dục sẽ nhiễm vi rút HPV vào một số thời điểm trong cuộc đời họ.

Tiêm phòng ngừa HPV là cách tốt nhất để phòng nhiễm HPV.

2. Nếu tôi chỉ chạm vào bạn tình và quan hệ tình dục bằng miệng, tôi không thể bị nhiễm HPV

SỰ THẬT: Vi rút có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dương vật, bìu, âm đạo, âm hộ hoặc hậu môn của người đã nhiễm HPV. Hôn hay chạm vào các bộ phận sinh dục của người đó bằng miệng (quan hệ bằng miệng) có thể lây nhiễm HPV. Không nhất thiết phải giao hợp mới nhiễm HPV.

3. Người đồng tính quan hệ thì không lây nhiễm HPV

SỰ THẬT: bất kỳ ai có quan hệ tình dục với người khác đều có thể nhiễm HPV. HPV không phân biệt xu hướng tình dục; tình dục khác giới cũng có khả năng nhiễm HPV. Tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất ở nhóm 15-24 tuổi. Chỉ những người chưa từng có hoạt động tình dục mới khó bị nhiễm HPV.

4. Bạn có thể nhận biết bạn tình có nhiễm HPV hay không

SỰ THẬT: Bạn không thể nhận biết bằng mắt thường nếu một người có nhiễm HPV hay không trừ khi người đó có mụn cóc sinh dục. Nhiều người nhiễm HPV nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào nhưng họ vẫn có thể lây truyền virus cho bạn.

5. Tôi chỉ có một bạn tình, vì vậy tôi sẽ không bị nhiễm HPV. Nhiễm HPV chỉ ảnh hưởng tới những người  “lăng nhăng”

ngo-nhan-ve-hpv

Virus HPV chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục.

SỰ THẬT: Bất kỳ ai có quan hệ tình dục với người khác đều có thể nhiễm HPV. Bạn có thể có nguy cơ ngay cả khi bạn chỉ có một bạn tình bởi vì người đó có thể đã có nhiều bạn tình khác trong quá khứ.

6. Mụn cóc sinh dục có thể phát triển thành ung thư

SỰ THẬT: Mụn cóc sinh dục có nguyên nhân từ các chủng HPV nguy cơ thấp. Các chủng vi rút này thường không gây ra ung thư. Mụn cóc sinh dục thường làm mất thẩm mỹ và khó có thể loại bỏ, nhưng chúng thường không để lại hậu quả lâu dài đối với sức khỏe của bạn.

7. Nhiễm HPV đồng nghĩa với việc sẽ bị ung thư

SỰ THẬT: Phần lớn mọi người đều nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, nhưng chỉ một phần nhỏ dẫn tới ung thư. Giống như các loại nhiễm khuẩn khác, HPV có thể sẽ biến mất mà không cần điều trị hoặc không để lại di chứng –nhưng một vài chủng nguy cơ thấp nhất định (như chủng 6 hay 11) có thể gây nên mụn cóc ở vùng sinh dục và có ít nhất 15 chủng nguy cơ cao (ví dụ như 16 và 18) có thể gây ra ung thư. Hiện tại, mới chỉ có phương pháp điều trị cho mụn cóc và những thay đổi về tế bào gây nên bởi vi rút, vẫn chưa có thuốc điều trị vi rút nếu như bạn bị nhiễm HPV.

8. Xét nghiệm PAP có thể phát hiện nhiễm HPV hoặc nhiễm khuẩn đường sinh dục khác

SỰ THẬT: Xét nghiệm PAP xác định các thay đổi của tế bào cổ tử cung (nằm ở đoạn cuối của âm đạo). Nó không cho bạn biết được rằng bạn có bị nhiễm trùng đường sinh sản hay không, bao gồm cả HPV. Bạn có thể phát hiện nhiễm HPV hay không thông qua xét nghiệm HPV, hoặc yêu cầu khám vùng chậu để kiểm tra nhiễm khuẩn khác ở đường sinh dục.

9. Tiêm phòng HPV có thể bảo vệ tôi khỏi HPV và các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản khác

ngo-nhan-ve-hpv2

Tiêm phòng HPV giúp bảo vệ bạn khỏi các virus HPV gây mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.

SỰ THẬT: Có hơn 100 chủng HPV khác nhau. Ít nhất 40 chủng lây truyền qua hoạt động tình dục và có thể gây nhiễm ở bộ phận sinh dục. Hai loại vắc xin sẵn có bao gồm: một loại ngừa được chủng 16 và 18; loại còn lại ngừa được cả 4 chủng. Các loại vắc xin này không bảo vệ bạn khỏi tất cả các chủng HPV hay bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường sinh sản khác.

10. Tôi không cần tiêm vắc xin HPV vì tôi chưa quan hệ tình dục

SỰ THẬT: tiêm phòng hoạt động tốt nhất nếu như bạn chưa từng phơi nhiễm với bất kỳ chủng HPV nào. Nếu trẻ được tiêm vắc xin sớm, trước khi có hoạt động tình dục, bạn có thể được bảo vệ trước cả 4 chủng HPV. Các nghiên cứu về vắc xin cho thấy rằng vắc xin đạt hiệu quả cao nhất với các bé gái 9-13 tuổi, và có tác dụng bảo vệ các phụ nữ trẻ trong vòng ít nhất 5 năm.

11. Sau khi tiêm vắc xin, ban không cần làm xét nghiệm PAP nữa

SỰ THẬT: tiêm phòng HPV không thay thế được việc xét nghiệm thường xuyên với kỹ thuật PAP. Xét nghiệm PAP không chẩn đoán được việc nhiễm HPV. Nó được sử dụng để phát hiện sự thay đổi của tế bào ở tử cung của phụ nữ trước khi phát triển thành ung thư. Xét nghiệm PAP định kỳ là bí quyết cho cuộc sống của một người phụ nữ khỏe mạnh, cho dù người đó có tiêm ngừa HPV hay không. Các loại vắc xin này không bảo vệ bạn khỏi mọi chủng HPV, do đó vẫn có nguy cơ cho ung thư cổ tử cung.