Ung thư và điều trị ung thư có thể ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn của người bệnh. Do đó nên Những khó khăn về tiêu hóa

chan-an

Các tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị tác động tới quá trình nhai, nuốt, gây buồn nôn và ói mửa.

Ung thư có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất của người bệnh và ngăn chặn cơ thể phá vỡ các chất béo, carbonhydrate và protein. Các tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị tác động tới quá trình nhai, nuốt, gây buồn nôn và ói mửa. Bên cạnh đó người bệnh có thể mất cảm giác ngon miệng và thay đổi vị giác. Các loại thức ăn giàu chất béo hoặc chứa nhiều gia vị có thể gây ra tình trạng buồn nôn và tiêu chảy cho bệnh nhân ung thư. Xạ trị vùng bụng hoặc điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể làm cho cơ thể không dung nạp lactose, do đó người bệnh không tiêu thụ được các sản phẩm từ sữa.

Ngoài ra tâm lý lo lắng, trầm cảm và các cơn đau cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy chán nản và ăn uống khó khăn.

Lựa chọn các thực phẩm thay thế

soup

Rau hoặc soup và nước canh là loại thức ăn dễ nuốt và giàu chất dinh dưỡng.

Các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh quy mềm, khoai tây có thể dễ dàng tiêu hóa hơn các loại thực phẩm cay, béo hoặc chứa nhiều chất xơ.

Người bệnh có thể bổ sung vào chế độ ăn uống: ngô, đậu khô hay đậu Hà Lan. Những thực phẩm này là nguồn cung cấp calo và carbonhydrate tạo năng lượng cho cơ thể. Rau hoặc súp và nước canh dễ nuốt và giàu chất dinh dưỡng.

Trứng, thịt gà lọc bỏ da, cá thịt trắng bổ sung thêm protein cho chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa thuận lợi hơn so với các loại thịt đỏ.

Thực phẩm ít chất xơ như trái cây, rau đóng hộp, chuối, gạo, bánh quy giòn có thể làm giảm buồn nôn và tiêu chảy. Nếu không dung nạp lactose, người bệnh có thể thay thế bằng các sản phẩm từ sữa đậu nành hoặc gạo.

Hạn chế suy dinh dưỡng và mất các mô nạc

nuoc ep

Ăn nhiều trái cây tươi và nước rau ép, trái cây xay nhuyễn, trái cây sấy khô ngâm mềm trong nước ấm để duy trì đủ lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết.

Khó khăn trong quá trình tiêu hóa do bệnh ung thư có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và mất các mô nạc ở người bệnh. Để bổ sung protein cho cơ thể, người bệnh có thể sử dụng lòng trắng trứng, các loại thịt ít béo, sữa và phô mai. Ăn nhiều trái cây tươi và nước rau ép, trái cây xay nhuyễn, trái cây sấy khô ngâm mềm trong nước ấm để duy trì đủ lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết.

Chế độ ăn uống

bua-an-nho

Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa chính.

Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và hạn chế uống nước trong khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi. Để tăng protein, calo và chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống, người bệnh có thể trộn mầm lúa mì, bột protein, sữa bột hoặc trứng vào sữa chua, mì ống, pho mát hoặc ngũ cốc.

Nếu có thể tiêu thụ được chất béo, bệnh nhân có thể bổ sung trứng, bơ và các loại pho mát mềm vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Sử dụng thức ăn dạng lỏng khi gặp vấn đề về việc nhai và nuốt các loại thức ăn, nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Để được tư vấn về ung thư, hay đặt lịch khám và điều trị, bạn vui lòng đặt lịch qua đường dây nóng tư vấn ung thư: 0907245888 hoặc liên hệ trực tiếp qua địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.

Bnh vin Đa khoa Quc tế Thu Cúc

Khoa Ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore

286 Thy Khuê, Qun Tây H, Hà Ni

ĐT: 0907.245.888

Email: scc@thucuchospital.vn