Một chế độ ăn uống được chuẩn bị đặc biệt cho bệnh nhân ung thư đảm bảo yếu tố an toàn thực phẩm, giàu dinh dưỡng và giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.

1. Nấu những món ăn mà người bệnh yêu thích

che-do-dinh-duong (2)

Hãy lựa chọn chế biến những món ăn mà người bệnh yêu thích để họ cảm thấy hào hứng và ăn uống ngon miệng hơn.

Hóa trị và xạ trị sẽ khiến vị giác của người bệnh thay đổi. Tác dụng phụ của các loại thuốc trong điều trị làm những thực phẩm mà họ từng ăn trước đây trở nên nhạt nhẽo hoặc có hương vị kém hấp dẫn.  Điều này dẫn tới tình trạng chán ăn và cơ thể không nhận đủ năng lượng cần thiết để hoạt động.

Trong trường hợp này, hãy lựa chọn chế biến những món ăn mà người bệnh yêu thích để họ cảm thấy hào hứng và ăn uống ngon miệng hơn. Đừng quá lo lắng nếu những món ăn người bệnh thích không có đủ chất dinh dưỡng. Vì tiêu thụ calo từ các loại thức ăn không lành mạnh vẫn tốt hơn là không ăn được gì cả.

2. Đảm bảo vệ sinh

A detail image of washing tomatoes at home in the sink.

Rửa sạch trái cây và rau quả để loại bỏ vi khuẩn và vi trùng.

Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi chuẩn bị thức ăn cho các bệnh nhân, để tránh truyền vi trùng từ tay vào thực phẩm. Do phương pháp hóa trị và xạ trị sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ mắc bệnh hơn so với bình thường.

Vệ sinh khu vực nhà bếp, bàn ăn sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm. Rửa sạch trái cây và rau quả để loại bỏ vi khuẩn và vi trùng. Nấu chín kỹ thực phẩm và ăn ngay sau khi chế biến. Không để thực phẩm sống lẫn với thực phẩm chín khi bảo quản, không dùng thớt thái thịt chín với thái thịt sống.

3. Các yêu cầu đặc biệt về chế độ ăn uống

soup

Các bệnh nhân ung thư thực quản có thể cần ăn thức ăn mềm.

Người nhà nên hỏi ý kiến của các bác sĩ điều trị để biết người bệnh có yêu cầu đặc biệt nào về chế độ ăn uống hay không. Ví dụ, các bệnh nhân ung thư thực quản có thể cần ăn thức ăn mềm. Đối với các bệnh nhân đã trải qua hóa trị cần tránh các thực phẩm từ sữa vì chúng có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa. Nếu hệ thống miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh không được ăn trái cây tươi và rau quả.

4. Dinh dưỡng

Bệnh nhân ung thư thường bỏ ăn do buồn nôn và các tác dụng phụ khác trong quá trình điều trị. Do đó khi chế biến thức ăn, người nhà nên cố gắng sử dụng các loại thực phẩm giàu calo để bù đắp năng lượng cho cơ thể, chẳng hạn trộn thêm các loại hạt vào món salad, mì, sữa chua.

5. Thức ăn dạng lỏng

Nên chế biến thức ăn thành dạng lỏng như súp, cháo, sinh tố… để người bệnh dễ ăn hơn. Đồng thời có thể tăng lượng protein và calo bằng cách cho thêm 1 muỗng sữa bột hoặc bột protein vào sinh tố.

6. Đồ uống

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyên rằng người bệnh ung thư nên sử dụng nước uống đóng chai thay vì nước máy, đặc biệt là đối với những trường hợp bị suy giảm hệ miễn dịch. Với những bệnh nhân thường xuyên cảm thấy buồn nôn có thể thêm vài lát gừng vào nước uống hoặc sử dụng trà gừng, giúp giảm tình trạng buồn nôn và ói mửa khá hiệu quả.

Để có lời khuyên tốt nhất về chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị ung thư, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc gọi điện trực tiếp đến đường dây nóng tư vấn ung thư 0907 245 888 để được hỗ trợ.