Ung thư phổi gồm 2 loại chính là: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Loại ung thư phổi được đặt tên theo kích thước của các tế bào ung thư khi nhìn dưới kính hiển vi. Khoảng 10% đến 15% các trường hợp bệnh ung thư phổi là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC).
SCLC thường bắt đầu ở phế quản gần trung tâm của ngực. Nó có xu hướng phát triển và lây lan nhanh chóng, và gần như các trường hợp khi được chẩn đoán, ung thư đã lan ra các phần xa của cơ thể.
Nguyên nhân và nguy cơ của ung thư phổi tế bào nhỏ
Nguyên nhân gây ung thư phổi chưa được khẳng định chính xác, nhưng một số yếu tố được xem là có nguy cơ lớn dẫn đến ung thư phổi tế bào nhỏ:
Tiền sử gia đình: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn bình thường. Đặc biệt, những người kế thừa nhiễm sắc thể 6 có nhiều khả năng phát triển ung thư phổi tế bào nhỏ.
Hút thuốc: Hút thuốc lá là một nguyên nhân gây ung thư phổi tế bào nhỏ hàng đầu. Nguy cơ này tăng nếu hút thuốc nhiều và trong khoảng thời gian dài. Bỏ thuốc không chỉ giúp phòng bệnh ung thư phổi, mà ngay cả với những người đã mắc bệnh, bỏ thuốc cũng giúp người bệnh sống lâu hơn và điều trị thành công hơn. Đó là do, khi bỏ thuốc, phổi có khả năng sửa chữa các mô đã bị hư hỏng.

Hút thuốc lá, hay hít phải khói thuốc lá từ người khác là một trong số những nguyên nhân ung thư phổi tế bào nhỏ.
Khói thuốc: Người không hút thuốc nhưng người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ cao bị ung thư phổi tế bào nhỏ.
Radon: Khi uranium bị phá vỡ trong đất và đá, nó thải ra một khí phóng xạ tự nhiên được gọi là radon. Khí này có thể được tìm thấy trong tầng hầm của ngôi nhà cũ hoặc các tòa nhà. Tiếp xúc với một lượng khí radon lớn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ.
Môi trường làm việc: Có một số ngành công nghiệp mà người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các chất gây ung thư như amiang, quặng phóng xạ, hóa chất hoặc khoáng chất, chẳng hạn như beryllium, cadmium, silica, vinyl chloride và các hợp chất nickel và khí thải động cơ diesel.
Đã xạ trị trước đó: Những người trước đây từng bị ung thư và được xạ trị ở ngực, có nguy cơ gia tăng phát triển ung thư phổi.
Để được tư vấn điều trị chuyên sâu về bệnh ung thư và biết thêm thông tin chi tiết về Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc, độc giả vui lòng liên hệ đường dây nóng 0907.245.888.
Bài viết liên quan
- Cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị y tế hiện đại
- Các bác sĩ giỏi chuyên khoa Ung bướu trực tiếp khám
- Tư vấn điều trị ung thư với các bác sĩ hàng đầu Singapore
- Thanh toán BHYT theo quy định của Nhà nước. Quy trình khám bệnh và điều trị khép kín, tiết kiệm thời gian
- Thuốc điều trị ung thư được nhập khẩu chính hãng, giảm tối đa tác dụng phụ
Bác sĩ tư vấn 24/7: