Mặc dù chỉ chiếm 3-5% trong tổng số các trường hợp ung thư đầu cổ, nhưng ung thư tuyến nước bọt lại là dạng ung thư nguy hiểm, thường gây tử vong.

Ung thư tuyến nước bọt bao gồm hơn 10 loại khối u khác nhau, một số loại không gây nguy hiểm nhưng có một số loại phát triển rất nhanh và gây nguy hiểm.

ung-thu-tuyen-nuoc-bot

Cấu tạo của tuyến nước bọt.

Các tuyến nước bọt có nhiệm vụ chính là tiết nước bọt giúp miệng ẩm và giúp thức ăn dễ dàng đi xuống thực quản vào dạ dày. Các tuyến nước bọt lớn nhất là:

– Tuyến dưới lưỡi – nằm bên dưới lưỡi

– Tuyến mang tai – ở hai bên của miệng ngay trước tai

– Tuyến dưới xương hàm dưới –  nằm dưới xương hàm.

Ngoài ra còn có nhiều tuyến nhỏ hơn trong niêm mạc miệng và cổ họng.

Hầu hết các khối u tuyến nước bọt có tỉ lệ sống thấp.

Điều trị ung thư tuyến nước bọt và tiên lượng

Hầu hết các trường hợp bệnh ung thư tuyến nước bọt được điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn ung thư, và có thể bức xạ sau đó, tùy thuộc vào mức độ lan rộng của bệnh. Hóa trị ít được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến bước bọt.

Tỷ lệ sống sau năm năm của ung thư tuyến nước bọt là 32-86 phần trăm (tùy thuộc vào loại tuyến nước bọt).

Các triệu chứng của ung thư tuyến nước bọt cần chú ý

ung-thu-tuyen-nuoc-bot-1

Sưng đau tuyến nước bọt, có hạch, u ở tai, má, cằm, trong miệng, vv… có thể là triệu chứng của ung thư tuyến nước bọt.

– Khối u (thường không đau) ở khu vực ở phía trước của tai, má, cằm, môi hoặc trong miệng

– Khó nuốt

– Tê và ngứa ran ở mặt

– Khó há miệng rộng

– Tai thoát ra chất dịch

– Yếu các cơ bắp ở một bên của khuôn mặt (liệt mặt)

– Đau dai dẳng ở mặt (không phổ biến nhưng có thể xảy ra)

– Sự khác biệt về kích thước và hình dạng của bên trái và bên phải mặt hoặc cổ.

Các yếu tố rủi ro của ung thư tuyến nước bọt

hut-thuoc-la

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.

• Bức xạ: Điều trị vùng đầu và cổ bằng bức xạ hoặc làm việc tiếp xúc với các chất phóng xạ nhất định làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.

• Công việc: Một số nghiên cứu cho thấy rằng làm việc với một số sản phẩm như bụi hợp kim niken hoặc bụi silic có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

• Chế độ ăn uống: Một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng một chế độ ăn giàu chất béo động vật và ít rau quả có thể làm tăng nguy cơ.

• Thuốc lá: Việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt.

• Tiền sử gia đình: Nếu các thành viên trong gia đình bạn đã bị ung thư tuyến nước bọt, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Để đăng ký khám và điều trị ung thư với bác sĩ Singapore tại Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 0907 245 888.