Mình có người thân được chẩn đoán là ung thư phổi giai đoạn 1A. Khối u 2cm. 1 bên thuỳ phổi đã được phẫu thuật cắt bỏ và có chủ động nạo hạch lân cận. Xin cho mình hỏi hướng điều trị tiếp theo sau phẫu thuật đối với trường hợp người thân của mình sẽ như thế nào ạ? Liệu người thân của mình có khả năng chữa được hay sống hoà bình cùng bệnh được không ạ? Có thể sống được bao lâu ạ? Người bệnh cần được chăm sóc ra sao? Mình xin cảm ơn quý bệnh viên rất nhiều ạ.
Thanh Hảo – Hà Nam
Trả lời
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi thư về hòm thư của Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Ung thư phổi là bệnh ung thư rất nguy hiểm, tiến triển nhanh và thường phát hiện muộn, do đó cơ hội sống thấp. Tuy nhiên, nếu như phát hiện sớm, bệnh có khả năng chữa khỏi. Đó chính là lý do vì sao, chúng tôi luôn khuyến khích tầm soát ung thư định kỳ, nhằm phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm, dễ chữa trị.
Cơ hội sống cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn 1A:
Giai đoạn 1A là giai đoạn sớm nhất của ung thư phổi. Rất ít người được chẩn đoán ở giai đoạn này, do ung thư phổi ít khi gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu. Cơ hội sống cho giai đoạn này tương đối tốt, tỷ lệ sống sau 5 năm đạt từ 50-70%. Điều trị đúng hướng có thể giúp chữa khỏi bệnh. Sau phẫu thuật, có thể cần thêm các phương pháp điều trị khác như hóa trị, xạ trị hoặc hóa xạ trị đồng thời nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư có thể còn sót lại sau phẫu thuật, và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh. Tuy vậy, tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể.
Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi:
Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về chế độ ăn uống vì điều này phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh, phác đồ điều trị và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp. Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối.
– Tăng những thực phẩm giàu protein như thịt gà, vịt, trứng, cá, vv… Tránh những thực phẩm cay, thực phẩm gây đầy hơi như bắp cải; Uống nhiều nước.
– Duy trì cân nặng của cơ thể khoẻ mạnh.
– Tập thể dục thường xuyên, mức độ tùy theo sức khỏe của người bệnh.
– Ăn nhiều loại trái cây, rau củ, ngũ cốc và các sản phẩm bơ sữa ít chất béo mỗi ngày.
– Ít ăn chất béo và tránh axít béo.
– Chọn lựa thực phẩm đảm bảo an toàn, khâu chế biến cũng cần lưu ý sao cho sạch sẽ, nấu chín.
Bên cạnh 1 lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đảm bảo an toàn, người bệnh cần thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi bệnh, đề phòng nguy cơ tái phát.
Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng đưa người thân tới Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc, mang đầy đủ hồ sơ bệnh án để các bác sĩ nắm rõ hơn tình trạng bệnh của người nhà bạn nhé. Để đặt lịch khám và tư vấn, vui lòng liên hệ: 0907.245.888