Trong quá trình điều trị ung thư vú, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên vẫn có những biện pháp giúp hạn chế các tác dụng phụ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
1. Buồn nôn/ói mửa
Hóa trị có thể khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Để giảm thiểu tình trạng này, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc chống buồn nôn hoặc châm cứu.
Một số thay đổi trong chế độ ăn uống cũng có thể giúp hạn chế các cơn buồn nôn và ói mửa:
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn
- Thêm một vài lát gừng vào nước, trà hoặc ngậm kẹo gừng để tránh cảm giác buồn nôn.
- Tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, quá cay hoặc quá ngọt.
- Hạn chế ăn các thức ăn có mùi mạnh.
- Thường xuyên uống nước trái cây, nước canh, súp… để bổ sung lượng nước cho cơ thể.
- Không nên ăn uống ngay sau khi hóa trị mà nên chờ ít nhất 1 giờ đồng hồ.
2. Mệt mỏi
Một số người sẽ cảm thấy rất mệt mỏi trong khi quá trình điều trị bệnh. Hoạt động thể chất là một trong những cách hiệu quả nhất làm giảm mệt mỏi. Chị em phụ nữ có thể đi bộ nhẹ nhàng, tập thể dục với cường độ vừa phải hoặc tập yoga.
3. Đau hoặc ngứa ran ở tay và chân
Đây là những tác dụng phụ của một số loại thuốc hóa trị. Đau hoặc ngứa ran ở tay và chân cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật và xạ trị. Trong trường hợp này, người bệnh nên thông báo với bác sĩ điều trị để có sự điều chỉnh về liều lượng thuốc hoặc bổ sung một loại thuốc khác nhằm hạn chế tình trạng này.
4. Bong tróc, nổi đỏ ở vùng tay hoặc chân
Một số loại thuốc kháng ung thư vú có thể gây ra “hội chứng tay chân”, người bệnh bị bong tróc, nổi đỏ ở vùng tay hoặc chân.
Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm và đeo găng tay, tất vào ban đêm khi đi ngủ là cách hiệu quả để giảm thiểu các triệu chứng này.
5. Lở miệng
Một số loại thuốc hóa trị có thể gây ra lở loét miệng. Tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống.
Lời khuyên:
- Sử dụng bàn chải đánh răng loại mềm.
- Tránh sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có thể gây đau.
- Tránh ăn các loại thức ăn nhiều gia vị hoặc quá giòn.
- Không uống rượu, nước có ga, các loại đồ uống như cà chua và chanh.
- Uống nước bằng ống hút.
6. Sưng ở nách hoặc cánh tay
Những bệnh nhân có loại bỏ hạch bạch huyết ở nách hoặc ngực trong quá trình phẫu thuật có nguy cơ sưng hạch bạch huyết.
Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên tránh bị cắt, bỏng hoặc căng cơ ở vùng bị ảnh hưởng.
Lời khuyên:
- Mang găng tay khi làm việc nhà hoặc nấu ăn.
- Tránh mang vác nặng ở vùng bị sưng hạch bạch huyết.
Nếu người bệnh cảm thấy khó chịu, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để áp dụng một số liệu pháp giảm sưng.
Để được tư vấn về ung thư, hay đặt lịch khám và điều trị, bạn vui lòng đặt lịch qua đường dây nóng tư vấn ung thư: 0907245888 hoặc liên hệ trực tiếp qua địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Khoa Ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore
286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0907.245.888
Email: scc@thucuchospital.vn
Bài viết liên quan
- Cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị y tế hiện đại
- Các bác sĩ giỏi chuyên khoa Ung bướu trực tiếp khám
- Tư vấn điều trị ung thư với các bác sĩ hàng đầu Singapore
- Thanh toán BHYT theo quy định của Nhà nước. Quy trình khám bệnh và điều trị khép kín, tiết kiệm thời gian
- Thuốc điều trị ung thư được nhập khẩu chính hãng, giảm tối đa tác dụng phụ
Bác sĩ tư vấn 24/7: