Trong các bệnh ung thư ở vùng miệng và lưỡi, ung thư lưỡi được xem là một trong những loại ung thư thường gặp nhất. Ở Việt Nam, ung thư lưỡi chiếm khoảng 30% các bệnh ung thư vùng miệng. Bệnh phát sinh từ sự biến đổi ác tính biểu mô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết cấu trúc lưỡi.
Những ai dễ mắc bệnh ung thư lưỡi?
Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc ung thư lưỡi và các bệnh lý về lưỡi khác ở nam giới cao hơn so với phụ nữ. Một trong những lý do hàng đầu giải thích điều này là nam giới có thói quen sử dụng rượu và thuốc lá thường xuyên hơn. Theo số liệu ước tính của Pháp, có tới 80 – 90% các ca ung thư lưỡi có liên quan đến thuốc lá và rượu.
Ngoài ra, vệ sinh răng miệng không được đảm bảo cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi. Những người ở độ tuổi trung niên (40 – 66 tuổi) dễ mắc loại ung thư này hơn so với những nhóm tuổi khác.
Các biểu hiện của ung thư lưỡi
Thông thường, bệnh nhân ung thư lưỡi thường có triệu chứng xuất hiện vết loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi, có thể hơi đau hoặc không đau. Bên cạnh đó, ung thư lưỡi cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong quá trình chuyển động của lưỡi khi nói, nhai, ho,… Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể có biểu hiện ngứa hoặc đau rát lưỡi khi uống rượu hoặc ăn các loại thức ăn có tính axit, cay; có trường hợp xuất hiện tình trạng hôi miệng, chảy máu lưỡi, đau tai,…
Khi có những dấu hiệu bất thường kể trên, người bệnh nên đến bệnh viện để khám và kiểm tra để kịp thời điều trị.
Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư lưỡi
Chẩn đoán ung thư lưỡi được thực hiện dựa trên kết quả sinh thiết vùng bị tổn thương trên lưỡi. Tùy theo giai đoạn bệnh, kích thước và vị trí khối u mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bệnh nhân ung thư lưỡi được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi), xạ trị, hóa trị hoặc có thể kết hợp các phương pháp trên để nâng cao hiệu quả điều trị.
Sau điều trị, đặc biệt là phẫu thuật, quá trình chăm sóc và điều trị bổ trợ khá phức tạp vì ung thư lưỡi có nguy cơ tái phát và biến chứng rất cao. Bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên, có chế độ dinh dưỡng tốt để điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Phòng tránh ung thư lưỡi
So với các bệnh ung thư khác như ung thư phổi, vú, gan…, ung thư lưỡi là bệnh ít phổ biến hơn. Bệnh có thể được phòng tránh bởi những phương pháp sau:
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận và đều đặn.
- Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để súc miệng ngừa sâu răng và các bệnh răng miệng khác.
- Hạn chế rượu, đồ uống có cồn và thuốc lá.
- Nếu thấy các biểu hiện khác thường như đã đề cập ở trên, đặc biệt là có sự hiện diện của các hạch bất thường ở cổ thì phải đến bệnh viện khám ngay.
Bài viết liên quan
- Cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị y tế hiện đại
- Các bác sĩ giỏi chuyên khoa Ung bướu trực tiếp khám
- Tư vấn điều trị ung thư với các bác sĩ hàng đầu Singapore
- Thanh toán BHYT theo quy định của Nhà nước. Quy trình khám bệnh và điều trị khép kín, tiết kiệm thời gian
- Thuốc điều trị ung thư được nhập khẩu chính hãng, giảm tối đa tác dụng phụ
Bác sĩ tư vấn 24/7: