Tư vấn về ung thư cổ tử cung

 

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư cướp đi sinh mạng của nhiều phụ nữ trên thế giới cũng như Việt Nam. Nắm được những kiến thức cơ bản về bệnh có thể giúp chúng ta phòng ngừa cũng như phát hiện sớm và điều trị thành công. Để giúp người bệnh hiểu rõ, các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc sẽ tư vấn về ung thư cổ tử cung – nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa.

Ung thư cổ tử cung là gì?

ung-thu-co-tu-cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư rất phổ biến ở phụ nữ. Bệnh có thể gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Trả lời: Ung thư cổ tử cung bắt đầu ở cổ tử cung của phụ nữ. Cổ tử cung nối âm đạo với tử cung (dạ con). Ung thư cổ tử cung thường phát triển chậm trong thời gian dài, bắt đầu với những thay đổi bất thường của các tế bào ở cổ tử cung, được gọi là chứng loạn sản. Nếu phát hiện và điều trị loạn sản, người bệnh có thể tránh được ung thư.

Ai có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung?

Trả lời: Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể bị ung thư cổ tử cung. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trên 30 tuổi. Ung thư cổ tử cung thường được tìm thấy ở những phụ nữ không xét nghiệm Pap trong hơn 5 năm, hoặc chưa từng thử nghiệm Pap. Xét nghiệm Pap có thể phát hiện ra những thay đổi trong các tế bào ở cổ tử cung mà có thể trở thành ung thư về sau.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung?

papilloma virus

Virus u nhú ở người (HPV) chịu trách nhiệm tới 70% các ca ung thư cổ tử cung.

Trả lời: Gần như tất cả các bệnh ung thư cổ tử cung là do u nhú ở người (HPV). Loại HPV 16 và 18 gây 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.

Đa số các trường hợp nhiễm HPV sẽ tự biến mất và không thể gây ra ung thư cổ tử cung, chỉ có một số ít phát triển thành ung thư cổ tử cung. Ngoài nhiễm HPV, có những yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, bao gồm:

– Không xét nghiệm Pap thường xuyên

– Không theo dõi khi kết quả Pap bất thường

– Nhiễm virus HIV, làm cho hệ miễn dịch suy yếu

– Hút thuốc

Triệu chứng ung thư cổ tử cung là gì?

chay-mau

Chảy máu âm đạo bất thường (sau quan hệ tình dục, giữa chu kỳ kinh, chảy máu sau mãn kinh) là triệu chứng thường gặp nhất của ung thư cổ tử cung.

Trả lời: Ban đầu, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn sau, các triệu chứng có thể bao gồm:

– Chảy máu âm đạo bất thường

– Tiết dịch âm đạo bất thường nặng

– Đau khi giao hợp

– Đi tiểu đau

– Chảy máu sau khi giao hợp, giữa chu kỳ hay sau khi khám phụ khoa

Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung?

ung-thu-co-tu-cung (1)

Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể phải phẫu thuật loại bỏ toàn bộ vùng chậu bao gồm tử cung, buồng trứng, vv…

Trả lời: Phương pháp điều trị phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn bệnh.

Giai đoạn I: Phẫu thuật hoặc xạ trị

Giai đoạn II và III: Phẫu thuật, bức xạ hoặc hóa trị

Giai đoạn IV: Điều trị giảm nhẹ với hóa trị

Bệnh ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?

Trả lời: Ung thư cổ tử cung là loại ung thư rất nguy hiểm, chỉ đứng thứ 2 sau ung thư vú về tỷ lệ tử vong do ung thư ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và điều trị ngay, cơ hội chữa khỏi bệnh là rất tốt. Tỷ lệ sống sau 5 năm cho giai đoạn rất sớm là khoảng 92%, giai đoạn 1 là từ 80 – 90%, giai đoạn 2: 50 – 65%. Đối với giai đoạn 3, tỷ lệ này giảm xuống còn 25-35%, và giai đoạn 4 chỉ còn dưới 15%.

Tại sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

ung-thu-co-tu-cung (4)

Xét nghiệm Pap smear thường xuyên có thể giúp phát hiện ung thư cổ tử cung từ giai đoạn rất sớm và điều trị thành công.

Trả lời: Tầm soát bệnh có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hoặc phát hiện bệnh sớm, có cơ hội điều trị dễ dàng. Tại Hoa Kỳ, các xét nghiệm Pap làm giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung hơn 70%.

Các xét nghiệm trong tầm soát ung thư cổ tử cung:

Xét nghiệm Papanicolaou (gọi là thử nghiệm Pap Smear hoặc Pap): xét nghiệm Pap thường được thực hiện khi khám phụ khoa định kỳ. Nó tìm kiếm các thay đổi ở cổ tử cung mà có thể trở thành ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị. Nếu kết quả xét nghiệm Pap cho thấy các tế bào không bình thường và có thể trở thành ung thư, các bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi thêm. Có nhiều lý do kết quả xét nghiệm Pap có thể không bình thường, không riêng ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm HPV: Các xét nghiệm HPV có thể được thực hiện cùng một lúc với thử nghiệm Pap bằng cách sử dụng cùng một mẫu tế bào hay một mẫu thứ hai lấy ngay sau khi thử nghiệm Pap. Nếu kết quả dương tính với HPV nguy cơ cao, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo các tế bào bất thường không phát triển.

Phụ nữ nên bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung ở tuổi 21. Những người phụ nữ không còn quan hệ tình dục hoặc không còn khả năng sinh sản vẫn nên xét nghiệm Pap thường xuyên.

Phụ nữ nên làm gì để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung?

Trả lời: Để phòng bệnh ung thư cổ tử cung, trẻ gái và phụ nữ nên:

– Tiêm phòng HPV. Vắc xin này bảo vệ chống lại các loại HPV thường gây ung thư cổ tử cung. Độ tuổi quy định là trẻ gái và phụ nữ trẻ từ 9-26 tuổi.

– Xét nghiệm Pap thường xuyên. Nếu kết quả không bình thường, bạn cần theo dõi thường xuyên.

– Hạn chế số lượng bạn tình

– Sử dụng bao cao su

– Không hút thuốc

Để được tư vấn điều trị về ung thư cổ tử cung, hoặc đặt lịch khám và điều trị, vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900 55 88 96/ hotline: 0904.970.909 để được hỗ trợ tốt nhất.

Chuyên mục: Ung thư cổ tử cung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ hoặc để được tư vấn cụ thể.
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc
  • form-tu-van-1
    01Xây dựng gói khám khoa học, phù hợp với nhiều đối tượng
  • form-tu-van-2
    02Đội ngũ bác sĩ đầu ngành ung bướu
  • form-tu-van-3
    03Tư vấn điều trị ung thư trực tiếp với bác sĩ Singapore
  • form-tu-van-4
    04Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế
  • form-tu-van-5
    05Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại
  • form-tu-van-6
    06Dịch vụ đặt hẹn nhanh chóng, chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp
Tầm soát: 0902 223 864
Điều trị: 0907 245 888